Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại lúa cuối vụ Hè Thu 2023

Thứ hai - 31/07/2023 03:10 891 0
Hiện nay, lúa Hè Thu 2023 đang ở thời kỳ cuối làm đòng, là giai đoạn xung yếu và quyết định đến năng suất về sau của cây lúa. Đây cũng là giai đoạn sinh vật gây hại phát sinh, phát triển gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất. Cùng với việc các điều kiện thời tiết thường xuyên sảy ra như: Nắng nóng, gió Tây nam thổi mạnh, kèm theo mưa dông. Đặc biệt nhất là trên những diện tích thâm canh không hợp lý: Trồng giống nhiễm sinh vật gây hại, mật độ sạ quá dày và bón thừa phân đạm. Để đảm bảo cho cây lúa chuyển từ giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, tạo được tiềm năng năng suất và cho năng suất cũng như  an toàn cho cây lúa từ nay đến cuối vụ Hè Thu 2023. Trên cơ sở qui luật thời tiết, diễn biến sinh vật gây hại lúa qua các năm, kết quả bám sát đồng ruộng điều tra thực tế trên.
          UBND xã Hòa Phú yêu cầu bà con nông dân thăm đồng thường xuyên nắm bắt kịp thời tình hình đồng ruộng để có biện pháp quản lý tốt đồng ruộng trong giai đoạn cuối vụ như.
          Chăm sóc đồng ruộng
          - Thường xuyên thăm đồng, chủ động tưới nước bổ sung đối với một số khu đồng cuối kênh, không để ruộng thiếu nước cục bộ, khô nứt nẻ đất sẻ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sinh thực của cây lúa làm giảm năng suất cuối vụ.
          -Đối với một số ruộng trong giai đoạn đòng trỗ có màu xanh tranh, hiện tượng thiếu phân, các địa phương nên nhắc nhở nông dân bón bổ sung thêm phân đạm, nhất là yêu tiên các loại phân bón lá chuyên dụng cho giai đoạn đòng trỗ. Chú ý: Hạn chế tối thiểu việc bón thừa đạm để tránh hiện tượng lốp đổ về sau.
          Quản lý sinh vật gây hại:
          Hiện nay, trên đồng ruộng rầy nâu và rầy lưng trắng đã phát sinh gây hại với mật độ thấp, kết hợp với việc theo dõi bẫy đèn số lượng rầy trưởng thành vào đèn có chiều hướng tăng số lượng. Do đó, trong thời gian tới, với điều kiện thời tiết kết thúc gió TâyNam, ngày nắng, mây thay đổi, chiều có gió Đông Nam cấp 2-3, ẩm độ không khí tăng thì rất thuận lợi cho rầy nâu phát triển gây hại nặng, đặc biệt trên các giống Trạm Trồng trọt và BVTV Tây Hòa đã ghi nhận nhiễm rầy trên địa bàn huyện trong một số vụ gần đây như: OM2695-2, QN9, ML48, MT10,... Đây là các giống có thể nói là chủ lực vì đã gieo sạ có diện tích lớn và có nhiều diện tích gieo sạ dày, bón thừa đạm, bà con nông dân thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến mật độ rầy, khoanh vùng các ổ dịch để có biện pháp phun trừ kịp thời.
          Khi rầy đạt mật độ trên 1.000 con/m2(2-3 con/cây) nên tổ chức phun trừ, không nên phun thuốc khi mật độ rầy còn thấp, vì dễ gây hiện tượng bộc phát rầy ở giai đoạn sau. Các loại thuốc đã được khảo nghiệm có hiệu quả trừ rầy nâu cao như:
          - Đối với rầy trưởng thành nên sử dụng các hoạt chất như:Pymetrozine (Chess 50 WG), Dinotefuran (Cyo super 200WP, Oshin 20WP), Clothianidin (Dantosu 16WSG,...), Fenobucarb (Bassa 500EC, Jetan 50 EC, Hoppecin 50EC....)
          - Đối với rầy non: Có thể dùng các loại hoạt chất sau: Applaud 10WP, Buty 10WP, Bassa 500EC, Jetan 50 EC, Hoppecin 50EC,...
          - Nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, rầy thường xuất hiện mật độ cao ở các chòm lúa dày, bón thừa đạm. Những trường hợp này, nên rẽ lúa hình đồng tâm (xoắn ốc) phun thuốc vào điểm có rầy, không nên phun tràng lan để vảo vệ thiên địch của rầy và chất lượng nông sản.
          Lưu ý: Các loại thuốc chứa hoạt chất Buprofezin có hiệu quả cao với rầy non, vì đây là loại thuốc có tác dụng chống lột xác nên không có hiệu quả với rầy trưởng thành.
          + Khi phun 3-4 ngày sau nên tiến hành kiểm tra đồng ruộng nếu thấy rầy còn sót lại thì phun lại lần 2. Thuốc lần 2 khác so với lần thứ 1.
          + Phun phải đảm bảo lượng nước như hướng dẫn, phun ướt đều trên thân, gốc lúa.
          + Nên giữ nước trên ruộng từ 5-15 cm
          +  Nếu lúa trỗ thì phải phun lúc chiều mát.
          Ngoài ra, bà con nông dân cũng cần quan tâm đến một số đối tượng khác như; Bọ Xít đen, sâu cắn gié, sâu CLN, nhện gié xuất hiện giai đoạn lúa chuẩn bị trỗ bông ,... có thể phát sinh gây hại cục bộ vào thời điểm cuối vụ Hè Thu. Thời gian tới sâu bệnh hại trên lúa Hè Thu diễn biến rất phức tạp. Đề nghị bà con nông dân thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm sâu bệnh để áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

vanbanhuyen
 

Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 06/02

Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng

Thời gian đăng: 23/02/2021

lượt xem: 1101 | lượt tải:70

Tài liệu

Tài liệu họp giao ban tháng 11/2020

Thời gian đăng: 12/11/2020

lượt xem: 1338 | lượt tải:128

Tài liệu họp giao ban tháng 9/2020

Giấy mời và Tài liệu họp giao ban tháng 9/2020

Thời gian đăng: 14/09/2020

lượt xem: 1162 | lượt tải:102

Tài liệu

Tài liệu họp giao ban tháng 8/2020

Thời gian đăng: 11/08/2020

lượt xem: 1219 | lượt tải:126

GM

Giấy mời và Tài liệu họp giao ban tháng 7/2020

Thời gian đăng: 10/07/2020

lượt xem: 1326 | lượt tải:95
Thống kê truy cập

Đang truy cập: 49

Hôm nay: 9,306

Hôm qua: 9,729

Tháng hiện tại: 76,308

Tháng trước: 269,916

Tổng lượt truy cập: 903,248

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây